Mách mẹ cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả, ít ai biết

Tháng Tám 17, 2020
Mách mẹ cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả, ít ai biết
5/5 - (4 bình chọn)

Trẻ sơ sinh thở khò khè thường gặp khó khăn khi thở, làm trẻ cảm thấy khó chịu. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và giấc ngủ của con nhỏ. Cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các mẹ nên điều trị càng sớm sẽ càng hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết “đánh nhanh – tiêu diệt gọn” tình trạng khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ cùng tham khảo nhé!

Trẻ bị khò khè là dấu hiệu cho mẹ biết con đang bị tắc nghẽn đường thở, gây khó chịu cho con, trẻ quấy khóc hơn. Vị trí tắc nghẽn có thể nằm ở vùng mũi, họng hoặc các ống phế quản, tiểu phế quản bên trong. Để nhanh chóng chấm dứt khò khè cho trẻ chúng ta phải giải quyết được những vấn đề sau:

– Làm loãng chất nhầy (đờm) có trong cổ họng của bé

– Làm thông thoáng mũi trẻ.

Khi toàn bộ các đường thở của trẻ thông thoáng, trẻ sẽ hít thở nhẹ nhàng bình thường mẹ ạ.

Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh:

Có nhiều nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh. Khi phát hiện trẻ bị khò khè, các mẹ nên tìm hiểu kĩ xem nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh là do đâu để có cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn nhất.

Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh:

 

  • Trẻ bị khò khè do dị ứng

Do bé tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm trong không khí hoặc ăn loại thức ăn mới không phù hợp với thể trạng của trẻ. Việc này sẽ khiến cơ thể của trẻ tiết ra một số chất gây co thắt phế quản, gây thở khò khè. Tuy nhiên, nguyên nhân thở khò khè do dị ứng thường không phổ biến đối với trẻ sơ sinh hay trẻ dưới 1 tuổi.

  • Trẻ bị khò khè do mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở trẻ em như hen suyễn, viêm tiểu phế quản.
  • Trẻ sơ sinh bị khò khè còn có thể là dấu hiệu của bệnh mềm sụn thanh quản.
  • Ngoài ra, thở khò khè ở trẻ  còn có thể do viêm phổi hoặc bé bị ho gà, do bệnh mãn tính, bẩm sinh như xơ năng. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp ở trẻ sơ sinh.

Những cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả:

  • Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ:

Mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng tai mũi họng cho bé luôn sạch sẽ để tránh trường hợp bé thở khò khè do dị ứng với bụi bẩn trong không khí,  Việc vệ sinh tai mũi họng cho bé thường xuyên giúp đường thở của bé thông thoáng hơn.

Những cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả:

 

  • Dùng nước muối sinh lý:

Dùng nước muối sinh lý trị khò khè cho trẻ sơ sinh là cách làm khá hiệu quả. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũ cho bé và mẹ chỉ nên nhỏ khoảng 1-2 giọt là đủ để đảm bảo an toàn.

  • Chạy máy làm ẩm không khí:

Vào những ngày lạnh hanh khô sẽ dễ gây khô mũi, đóng gỉ và làm nghẹt mũi của bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Việc sử dụng máy làm ẩm sẽ giúp cho không khí bớt khô hơn, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nghẹt mũi cho bé.

  • Bổ sung nước cho bé:

Khi trẻ sơ sinh có triệu chứng thở khò khè điều quan trọng mà các mẹ nên chú ý lúc này là bổ sung đủ nước cho con. Việc cung cấp đủ nước cho bé giúp làm giảm chất nhầy và làm thông thoáng mũi cho bé.

Bên cạnh việc bổ sung nước lọc, nước trái cây nhiều hơn, mẹ cũng nên cho bé bú nhiều hơn bình thường nữa nhé!

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể tham khảo cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bằng những loại nguyên liệu sẵn có ở nhà như chanh, tỏi, gừng,mật ong như sau:

  • Gừng: Luộc một ít gừng, để nguội rồi cho bé uống.
  • Mật ong: cho bé ngửi mùi mật ong giúp bé thoát khỏi triệu chứng thở khò khè. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa tan vài giọt mật ong với nước ấm rồi cho bé uống 3 lần mỗi ngày cũng mang lại hiệu quả cao.
  • Chanh: pha loãng nước cốt chanh rồi cho bé uống mỗi lần một ít, cho uống nhiều lần trong ngày để bổ sung vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ.
  • Tỏi: đun sôi nửa tép tỏi với nửa cốc sữa, để nguội và cho bé uống giúp bé thở nhẹ nhàng hơn.

Trên đây là những cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả được áp dụng ở nhà nhưng với trường hợp bé xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khò khè ở cổ họng, sốt cao, ho nhiều…. thì mẹ nên lập tức đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để được khám và điều trị ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *